Thông tin Thành uỷ Cao Lãnh

Trang chủ Thành ủy

Thông tin Thành uỷ Cao Lãnh

Thông tin Thành uỷ Cao Lãnh

THÔNG TIN THÀNH ỦY CAO LÃNH
-----

 

  Trụ sở Thành ủy Cao Lãnh

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội; có chức năng lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất, kiến nghị với Tỉnh ủy những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với địa phương.

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy; Đảng bộ và Nhân dân trên địa bàn về tình hình mọi mặt của địa phương và những quyết định của mình

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thành ủy:

1. Lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố. Quyết định chương trình làm việc, chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.

2. Lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố; các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của cấp trên.

3. Định hướng hoặc quyết định theo thẩm quyền những vấn đề về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng:

a) Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, bịa đặt.

b) Lãnh đạo thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.

c) Lãnh đạo việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, hợp nhất các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền và theo quy định, hướng dẫn của cấp trên.

d) Căn cứ chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên, lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập Đại hội Đảng bộ Thành phố, hội nghị giữa nhiệm kỳ; thông qua dự thảo các văn kiện trình Đại hội; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa mới.

đ) Lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ bảo đảm đúng nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục, thẩm quyền. Căn cứ quy định, hướng dẫn của cấp trên, thảo luận, quyết định số lượng Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy; bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy. Trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Xem xét, giới thiệu nhân sự đề nghị bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy. Giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu; tham gia ý kiến về nhân sự Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân trước khi Ban Thường vụ Thành ủy quyết định giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu.

e) Thực hiện tự phê bình và phê bình, chất vấn và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Cho ý kiến về kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hằng năm của Ban Thường vụ Thành ủy. Lãnh đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay.

g) Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên. Quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên, vấn đề đảng tịch theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương.

4. Lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Định hướng những vấn đề quan trọng để Hội đồng nhân dân quyết định. Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn; định kỳ xem xét, cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và định hướng nhiệm vụ tiếp theo. Cho ý kiến về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương theo quy hoạch chung của Tỉnh và của Trung ương. Lãnh đạo thực hiện quy trình, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo chủ trương của cấp trên và quy định của pháp luật. Bàn chủ trương, biện pháp triển khai, tổ chức thực hiện những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm về kinh tế - xã hội, ngân sách, nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các chương trình, dự án quan trọng của địa phương.

5. Lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; chăm lo đời sống và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng khối đoàn kết toàn dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội. Lãnh đạo, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh theo quy định của Bộ Chính trị.

6. Quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; xem xét, cho ý kiến về công tác tài chính đảng hằng năm và cuối nhiệm kỳ.

7. Xem xét, cho ý kiến về những công việc Ban Thường vụ Thành ủy đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị Thành ủy; quyết định những vấn đề quan trọng do Ban Thường vụ Thành ủy trình.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp trên.

* Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Số 03, đường 30 tháng 4, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

- Điện thoại: 0277.3851.602 - Fax: 0277.3851.651

- Email: thanhuycaolanh@dongthap.gov.vn hoặc thanhuycaolanh@gmail.com


DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO

TT

Họ và Tên

Năm sinh

Quê quán

Chuyên môn

LLCT

Chức vụ

Điện thoại

Email

01

 

Trần Văn Tám 

1969

xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Kinh tế, TCTV

Cử nhân

Tỉnh uỷ viên, Bí thư Thành uỷ Cao Lãnh

0918497739

tranvantamhcl@gmail.com

02

Lê Ngọc Truyền

1965

xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Cử nhân Kinh tế

Cao Cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy

0918055680

ngoctruyentucl@gmail.com

03

Võ Phan Thành Minh

1978

xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Đại học Hành chính; Thạc sĩ Chính trị học

Cao cấp

Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố

0903040449

vptminh.tpcl@dongthap.gov.vn;

vophanthanhminhcl@gmail.com

04

Thái Văn Lành

1975

xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Cử nhân Anh văn; Thạc sĩ Quản lý giáo dục

Cao Cấp

Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Thành ủy

0913669803

thaivanlanh75@gmail.com