Xuất bản thông tin

null TỪ KHỐ TRƯỜNG BẢ CANH ĐẾN VÙNG ĐẤT CAO LÃNH

Công dân Chi tiết bài viết

TỪ KHỐ TRƯỜNG BẢ CANH ĐẾN VÙNG ĐẤT CAO LÃNH

Xa xưa, đất Nam Bộ thuộc vương quốc Phù Nam rộng lớn và hùng mạnh. Khai quốc từ khoảng đầu thế kỷ I, sau thời kỳ hưng thịnh, vương quốc Phù Nam suy yếu dần rồi bị thuộc quốc Chân Lạp thôn tính vào khoảng giữa thế kỷ VII. Tuy nhiên, người Khmer quen sống ở vùng trung tâm truyền thống của họ, vì vậy, vùng đất Nam Bộ còn ngập nước, sình lầy (vùng Thuỷ Chân Lạp theo ghi chép của sử gia Trung Hoa) hầu như hoang vu, vô chủ suốt nhiều thế kỷ.

Văn Thánh miếu Cao Lãnh trước 1975

Cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chey Chetta II vào năm 1620 tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa triều đình Chân Lạp đang cố thoát khỏi áp lực từ Xiêm La với chính quyền Đàng Trong -một thế lực hùng mạnh đương thời. Kể từ đó, dòng lưu dân Việt từ Ngũ Quảng đi vào ngày càng đông, hợp với người Việt, người Khmer, người Hoa đã ở xen lẫn với nhau từ trước cùng khai phá, mở mang vùng đất hoang vắng, bao la…

Hơn 120 năm sau, vào năm 1741, chúa Nguyễn cho lập 9 khố trường để quản lý ruộng đất, dân cư và thu thuế ở những nơi chưa liền canh, liền cư, trong đó, khố trường Bả Canh được đặt trên vùng đất mà ngày nay mang tên Cao Lãnh. Lớp lưu dân tiên phong chinh phục thiên nhiên ở vùng Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười mở cõi bằng “vũ khí” chủ yếu là cái phảng phát cỏ, cái búa, cái rựa phá rừng… biến đất hoang, rừng rậm thành ruộng đồng trù phú. Khố trường Bả Canh đánh dấu thành quả khai phá của lưu dân, một lần nữa khẳng định quyền quản lý của người Việt trên vùng đất mới.

Mời xem toàn bộ tư liệu về Khố trường Bả Canh: Xem file.