Xuất bản thông tin

null Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản và cung ứng phân bón hữu cơ

Tin tức, sự kiện Chi tiết bài viết

Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản và cung ứng phân bón hữu cơ

Sáng ngày 07/4, UBND thành phố Cao Lãnh tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản và cung cứng phân bón hữu cơ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh năm 2022, nhằm tạo điều kiện để Công ty, Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ Hợp tác và Hội quán trao đổi thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh nông sản và phân bón hữu cơ trên địa bàn; nắm được thực trạng, giải pháp tình hình sản xuất theo hướng hữu cơ của ngành hàng xoài trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và định hướng thời gian tới.

Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Cao Lãnh, trên địa bàn thành phố có 3.842 hecta diện tích sản xuất cây ăn trái, trong đó xoài chiếm số lượng lớn với 3.678,2 hecta, còn lại là cây có múi; năng suất đạt từ 64 - 66 tấn. Năm 2021, thực hiện liên kết tiêu thụ được 570 hecta, vượt 4% chỉ tiêu kế hoạch. Dự kiến năm 2022, thực hiện liên kết tiêu thụ khoảng 852 hecta gồm xoài, lúa và nhãn.

Về tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, trên địa bàn tỉnh có 21 cơ sở sản xuất phân bón được cấp Giấy phép/Giấy chứng nhận sản xuất phân bón (16 cơ sở sản xuất phân bón vô cơ, 03 cơ sở sản xuất cả phân bón vô cơ và hữu cơ, 02 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ) với tổng công suất 160.901 tấn/năm, trong đó công suất sản xuất phân bón hữu cơ 21.990 tấn/năm, công suất sản xuất phân bón vô cơ 138.911 tấn/năm. Hiện nay nông dân đã từng bước áp dụng kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng; người dân cũng có ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, tuân thủ các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn tình trạng nông dân còn lạm dụng thuốc hoá học trong canh tác cây trồng; việc tuân thủ nguyên tắc 04 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn hạn chế nên nguy cơ tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm là rất cao; diện tích chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobalGAP,… còn rất hạn chế; bên cạnh đó, những diện tích đã hết thời hạn chứng nhận nhưng chưa thực hiện tái chứng nhận.

Các đại biểu cũng đã trao đổi, chia sẻ về thực trạng của việc sản xuất và tiêu thụ xoài của ngành nông nghiệp, các nhu cầu thu mua và chế biến của các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, nhu cầu thu mua của công ty, doanh nghiệp về sản lượng, chất lượng xoài phục vụ xuất khẩu của các công ty, các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. Chia sẻ về những khó khăn đang gặp phải, đó là cách đưa các nông dân vào quy trình canh tác theo tiêu chuẩn để có thể tạo ra nông sản đáp ứng yêu cầu của các thị trường chất lượng cao.

Tai Hội nghị này, các công ty, doanh nghiệp cũng đã ký biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm với các hợp tác xã trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

Mi Lê (TTVH-TT và Truyền thanh)