Xuất bản thông tin

null Những nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động dịp Tết

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Những nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động dịp Tết

Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, cũng là dịp để nhiều nghề ăn nên làm ra và tạo việc làm cho người lao động. Trong số này có nghề đan rổ, rế, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở xã Mỹ Tân và nghề sản xuất đầu lân ở Phường 11. Hiện thành viên đang tất bật để kịp giao cho khách hàng trước tết.

Nếu ai đến làng nghề đan rổ, rế xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh trong những ngày này sẽ cảm nhận được không khí lao động khẩn trương trong những ngày cận tết của người dân nơi đây. Ít tai biết đến làng nghề đan rổ, rế có từ bao giờ, chỉ nhớ hình thành trên 100 năm và một thời sản phẩm làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh. Do hàng nhựa ngày càng nhiều và mẫu mã đẹp bắt mắt, giá rẽ, mặt hàng rổ, rế ít ai dùng từ đó nghề bị mai một. Tuy nhiên vẫn có không ít người duy trì nghề truyền thống nay, toàn xã cũng có hơn 30 hộ theo nghề, trong số này thành lập Tổ hợp tác đan đát. Riêng Tổ hợp tác đan đát ấp 3 có 10 người, hiện đang tất bật làm ra những sản phẩm theo đơn đặt hàng trong dịp tết.

Người dân đan rổ, rế, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ngoài mặt hàng rổ, rế, xề Tổ còn làm ra các sản phẩm lưu niệm, hình dáng nhỏ nhắn, trong đó có lờ, lợp, nom. Như hộ ông Lê Văn Vui - Tổ trưởng Tổ hợp tác đan đát ấp 3, xã Mỹ Tân mỗi ngày làm ra trên 20 sản phẩm, tăng gấp đôi so với ngày thường, thu nhập từ 100.000 – 200.000 đồng/ngày. Ông Lê Văn Vui - Tổ trưởng tổ đan đát Ấp 3 - Xã Mỹ Tân - TP.Cao Lãnh cho biết: Nghề truyền thống này trên 100 năm nay, thu nhập thì tăng gấp đôi ngày bình thường, bị gì Tết người ta có nhu cầu xài, sử dụng nhiều đồ hơn ngày thường, mua bán đi các tỉnh, mình cũng có thu nhập nhiều hơn, rổ, rế đồ du lịch bán cho Hội quán, những điểm người ta vui chơi, bán có giá hơn ngày bình thường tạo thu nhập cho gia đình ổn định hơn.

Sản phẩm của làng nghề khá phong phú và đa dạng, được làm từ trúc. Để làm ra một sản phẩm rổ thủ công phải trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính kiên nhẫn của người thợ. Hầu hết sản phẩm ở làng này đều được các thương lái đến tận nhà mua gom rồi đưa đi khắp nơi để tiêu thụ. Càng gần tết, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng của làng nghề lớn nên sản phẩm làm ra cung không đủ cầu. Giá mỗi sản phẩm từ 20 ngàn đến 100 ngàn đồng.

Nghề đan rổ rế, không chỉ mang lại giá trị về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn chứa đựng cả những nét tinh hoa mà người dân đã gìn giữ từ bao đời.

Cận tết, không khí làm việc của Tổ hợp tác Lân Sư Rồng Thập Nhất Phường cũng đang  bận rộn, nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Tổ có 20 thành viên đến từ Phường 1, Phường 11, Hòa Thuận, xã Tân Thuận Tây, xã Mỹ Ngãi, tất cả đều có chung niềm đam mê về môn nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng. Các thành viên trong Tổ thường xuyên tập luyện các bài: Lân địa bửu, Song lân, Tứ quý lân, Mai hoa thung. Nguyên tắc tập luyện là từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Không chỉ múa lân, múa rồng, Tổ còn đánh trống hội. Tùy vào thời điểm khi biểu diễn, mỗi thành viên có thu nhập từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng/tháng. Mấy ngày tết, bình quân mỗi thành viên được 2.000.000 đồng. Tổ còn làm đầu lân cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước. Mấy ngày nay, các thành viên của Tổ đang chạy đua với thời gian để cho ra lò những đầu lân phục vụ Tết cung cấp theo đơn đặt hàng. Trung bình 1 ngày Tổ kết được 2 - 3 đầu lân rồi tự vẽ.

Tổ còn làm đầu Lân cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước. Mấy ngày nay, các thành viên của Tổ đang tập trung làm đầu Lân để giao cho dơn đặt hàng.  Trung bình 1 ngày Tổ kết được 2 - 3 đầu Lân rồi tự vẽ. Dịp tết cộng tiền múa Lân, làm đầu Lân, có thành viên thu nhập từ 4-5 triệu đồng. Người thì vẽ, người thì dán râu, tạo hình,.v.v, tùy loại mà có giá từ vài trăm ngàn đồng đến cả triệu đồng. Em Nguyễn Thanh Tuấn – Tổ hợp tác Lân Sư Rồng Thập Nhất Phường - TP.Cao Lãnh chia sẻ: Trước khi vô đội Lân em cũng làm nhiều chuyện lắm, sau này em mới học thêm nghề làm Lân, trang trí, vẽ Lân này kia kiếm thêm thu nhập từ Lân đó, em mới nuôi đam mê là đi múa với anh em những ngày Tết và ngày bình thường phục vụ cho bà con. Nghề này cảm thấy là khá ổn đủ thu nhập cho em trang trải cuộc sống hàng ngày.

Là người đầu tàu, khi nhận các show diễn, Trần Tấn Đạt - Tổ trưởng Tổ hợp tác Lân Sư Rồng Thập Nhất Phường TP.Cao Lãnh đều thể hiện tinh thần trách nhiệm, chỉ dạy từng chi tiết múa Lân, làm đầu Lân và mỗi show diễn Tấn Đạt đều đi theo đoàn để thành viên yên tâm biểu diễn. Anh Trần Tấn Đạt - Tổ trưởng Tổ hợp tác Lân Sư Rồng Thập Nhất Phường TP.Cao Lãnh phát biểu cho biết: Hiện ngoài việc đi múa Lân, sản xuất Lân cũng có một số công việc như là phục vụ  đám, tiệc, nhận giữ xe ở các bãi giữ xe, lắp biển quảng cáo, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa. Đó là một số công việc tăng thêm thu nhập cho anh em trong những ngày Tết.

Phụ nữ xã Tân Thuận Tây đan các sản phẩm bằng dây nhựa 

Tại cơ sở đan dây nhựa ở xã Tân Thuận Tây, không khí làm việc khẩn trương. Nhiều lao động đan các sản phẩm bằng dây nhựa để kịp giao hàng cho đơn vị để xuất khẩu nước ngoài. Mỗi ngày một lao động có thu nhập từ 80.000 đồng đến trên 200.000 đồng/ngày. Đây là nghề giúp phụ nữ địa phương có thêm nguồn thu ổn định cuộc sống và chi phí mấy ngày Tết nguyên đán

Những bài múa Lân - Sư - Rồng đều mang ước vọng cầu mong sự thịnh vượng, phát đạt và hạnh phúc cho gia chủ trong dịp đầu xuân mới. Do đó Tổ hợp tác Lân - Sư - Rồng Thập Nhất Phương hứa hẹn mang đến nhiều tiết mục hấp dẫn, độc đáo phục vụ người dân dịp xuân về. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng bằng tâm huyết, đam mê với nghề, hàng ngày người dân xã Mỹ Tân hay Tổ hợp tác Lân Sư Rồng Thập Nhất Phường vẫn cần mẫn, miệt mài với công việc để tạo ra nhiều sản phẩm bền, đẹp. Vừa tạo việc làm cho lao động nông thôn vừa giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc

Phương Nga